Hotline tư vấn:
093.332.3688 - 093.332.3688

Tin tức

Bình bột chữa cháy là gì? So sánh bình chữa cháy CO2 và bột?


13/02/2022

Bình bột chữa cháy là một loại bình phòng cháy chữa cháy được sử dụng rất phổ biến. Dù bạn đi cơ quan, khách sạn, nhà hàng, trường học... đều có sự xuất hiện của loại bình này. Vậy bình bột chữa cháy là gì? So với bình chữa cháy dạng khí CO2 thì loại nào dùng tốt hơn? Muốn biết được đáp án hãy tham khảo bài đọc dưới đây đến từ Công ty TNHH Vật Tư Thiết Bị Đại Quang Minh.

Giới thiệu về bình bột chữa cháy Đại Quang Minh

Giới thiệu về bình bột chữa cháy Đại Quang Minh
Bình bột chữa cháy hay còn gọi là bình chữa cháy bột khô, đây là một dạng của bình phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, các bạn có thể biết thêm về bình bọt chữa cháy có chất chữa cháy dạng bọt, bình khí chữa cháy có chất chữa cháy dạng khí.
Chất bột khô được sử dụng trong bình để chữa cháy chính là NaHCO3. Chất này thường xuất hiện ở dạng bột mịn, màu trắng. Đặc tính của NaHCO3 là dễ hút ẩm, khả năng tan trong nước thấp. Để có thể ứng dụng trong chữa cháy, nồng độ NaHCO3 cần đạt thường là 80%.
Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy dạng bột nói chung: 
Để lửa có thể duy trì cháy thì cần một lượng lớn khí O2. Lợi dụng yếu điểm đó mà NaHCO3 dưới tác dụng của nhiệt độ cao sinh ra khí CO2.
Khí CO2 tạo ra càng nhiều sẽ chiếm đi không gian của khí O2 từ đó làm giảm nồng độ khí O2 trong đám cháy.
Khi khí O2 quá loãng, không đủ duy trì sự cháy thì ngọn lửa sẽ giảm dần rồi tắt hẳn.

Cấu tạo cơ bản của bình chữa cháy bột khô

Cấu tạo bình bột chữa cháy bao gồm các bộ phận sau:
Thân bình hình trụ tròn làm bằng thép chịu áp lực sơn màu đỏ. Thân bình chứa bột chữa cháy và khí đẩy. Khí đẩy thường dùng là Nitơ, Cacbonic,...
Cụm van để tháo nắp nạp bột sau khi sử dụng. 
Tay cầm hay quai xách để tiện trong việc di chuyển bình.
Đồng hồ áp lực khí đẩy.
Vòi nối thân bình với loa phun chiều dài tỉ lệ thuận với độ lớn của bình. Chất liệu làm vòi là nhựa hoặc cao su.
Loa phun được làm bằng kim loại, nhựa, cao su. Kích thước loa phụ thuộc kích thước bình.
Đối với bình chữa cháy quả cầu do thân bình hình cầu với thiết kế treo trần, tường nên về mặt cấu tạo có sự khác biệt:
Thân bình hình cầu làm bằng thép chịu lực sơn màu đỏ.
Cụm đầu phun thì có bộ nhiệt kế sprinkler. Khi nhiệt độ tăng cao đến một mức nhất định thì nhiệt kế vỡ.
Móc treo gắn đầu bình dùng để móc bình lên trần hoặc lên tường.
Đồng hồ đo áp để kiểm tra lượng áp suất bên trong bình có đạt tiêu chuẩn hay không.
Cấu tạo cơ bản của bình chữa cháy bột khô


So sánh bình chữa cháy CO2 và bột

Vì độ phổ biến của bình chữa cháy dạng khí và bình chữa cháy dạng bột gần như là bằng nhau nên mọi người rất dễ nhầm lẫn hai loại này. Vì vậy, chúng tôi sẽ làm bảng so sánh bình chữa cháy CO2 và bột để giúp bạn phân biệt rõ hai loại này:
Bình chữa cháy bột Bình chữa cháy CO2
Là thiết bị phòng cháy chữa cháy cho trường hợp khẩn cấp.
Cấu tạo gồm 3 phần chính: thân bình sơn màu đỏ, van và loa phun.
Chất chữa cháy thân thiện với môi trường và con người.
Bảo quản trong khoảng nhiệt -10 độ C đến 50 độ C.
Nguyên lý chữa cháy: dùng khí CO2 làm loãng nồng độ khí O2 có trong môi trường cháy.
Chất phòng cháy chữa cháy là bột NaHCO3 với tỉ lệ trên 80% Chất phòng cháy chữa cháy là khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ thấp
Vỏ mỏng, áp suất vừa, khối lượng nhẹ Vỏ dày, áp suất nén cao, khối lượng lớn
NaHCO3 thêm nhiệt độ từ đám cháy tạo khí CO2 Tác dụng trực tiếp lên đám cháy 
Khả năng gây nguy hiểm cho người rất thấp Khả năng gây nguy hiểm cho người cao: tình trạng bỏng lạnh
Có thể dùng chữa cháy cho môi trường kín Không thể dùng chữa cháy cho môi trường kín

Nên dùng bình bột chữa cháy hay bình CO2 chữa cháy 

Để chọn mua được một bình chữa cháy phù hợp bạn cần hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của từng loại:
  Bình chữa cháy dạng bột Bình chữa cháy dạng khí CO2
Ưu điểm Sử dụng hiệu quả với đám cháy loại A, B, C.
Bột NaHCO3 khó bị ẩm hay vón cục lại.
Thời gian bảo quản bột tương đối dài.
Thân thiện với người, động vật, môi trường.
Nạp lại bột vào bình nhanh và đơn giản.
Bình nhẹ, dễ mang vác và di chuyển.
Giá bình bột chữa cháy này rẻ và hợp lý.
Sử dụng hiệu quả với đám cháy loại A, B, C, E.
Dễ dàng vệ sinh bình.
Tác dụng trực tiếp lên đám cháy nên giải quyết ngọn lửa nhanh, dứt khoát.
Thân thiện với môi trường.
Nhược điểm Bột NaHCO3 còn sót lại sau đám cháy gây hư hỏng thiết bị điện tử.
Vệ sinh bình chữa cháy khá vất vả.
Nguy cơ đám cháy bùng lên vẫn còn nếu không để ý kỹ tàn dư lửa dưới lớp bột.
Gặp khó khăn trong việc chữa cháy ở môi trường gió mạnh.
Khối lượng bình tương đối nặng.
Gây nguy hiểm trực tiếp cho con người: bỏng lạnh. Vì vậy, không nên sử dụng bình này nơi môi trường kín.
Mời bạn đọc thêm: Công dụng bình cứu hỏa dạng bột

Nên dùng bình bột chữa cháy hay bình CO2 chữa cháy

Tổng kết vấn đề

Tóm lại, bài viết được chia sẻ ngày hôm nay đã nêu một số thông tin về bình chữa cháy dạng bột, chỉ rõ ưu - nhược điểm của hai loại bình. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ phần nào giải quyết được vấn đề của khách hàng thông qua thông tin hữu ích, chính xác. Còn nếu quý khách cần tư vấn thêm hay có nhu cầu mua bình phòng cháy chữa cháy thì vui lòng liên hệ hotline 036 667 8427. Công ty TNHH Vật Tư Thiết Bị Đại Quang Minh tự hào là nhà nhập khẩu hàng đầu trong lĩnh vực, thiết bị phòng cháy chữa cháy, hoàn toàn đủ điều kiện để khách hàng đặt trọn niềm tin.

Các tin bài khác

Đối tác chiến lược