Hotline tư vấn:
093.332.3688 - 093.332.3688

Tin tức

TRỤ CHỮA CHÁY NGOÀI NHÀ NHƯ NÀO LÀ ĐẠT TIÊU CHUẨN?


25/03/2024

Trong một xã hội ngày càng phát triển, việc xây dựng các thiết bị với tiêu chuẩn an toàn là một phần quan trọng không thể thiếu, đặc biệt là khi nói đến việc phòng chống cháy, nổ. Trụ chữa cháy ngoài nhà là hệ thống chữa cháy được lắp đặt ngoài tòa nhà hoặc công trình; vậy như thế nào là trụ chữa cháy ngoài nhà đạt tiêu chuẩn? Hãy cùng CÔNG TY TNHH VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐẠI QUANG MINH tìm hiểu nhé!

Trụ tiếp nước chữa cháy ngoài nhà

Trụ nước chữa cháy (tiếng Anh: fire hydrant) là một thiết bị chữa cháy chuyên dụng của hệ thống phòng cháy chữa cháy. Trụ tiếp nước chữa cháy ngoài nhà được lắp đặt tại các tuyến đường (nơi nhiều dân cư và cơ sở kinh doanh, sản xuất). Trụ kết nối cố định với cuộn vòi chữa cháy để trong trường hợp xảy ra cháy nổ lớn, nhân viên cứu hỏa có thể tháo nước ra trong suốt quá trình chữa cháy đó. 

Các tên gọi khác của trụ nước chữa cháy ngoài nhà: trụ cứu hỏa, họng tiếp nước chữa cháy, trụ cấp nước chữa cháy, trụ chữa cháy hay họng cứu hỏa (ngoài nhà).

Phân biệt các loại trụ chữa cháy ngoài nhà: 

Phân loại theo quy định về kỹ thuật:

  • Trụ chữa cháy nổi: Toàn bộ phần họng chờ được lắp đặt nổi hẳn trên mặt đất - chiều cao thông thường 645cm.
  • Trụ chữa cháy ngầm: Trụ được lắp đặt ngầm hoàn toàn dưới mặt đất và có kích thước gần gấp đôi với trụ nổi - 1.175cm; khi lắp đặt trụ ngầm, dựng cột lấy nước là điều bắt buộc.

Phân loại theo cấu tạo của trụ: Trụ chữa cháy 2 cửa, 3 cửa và 4 cửa.’

Ứng dụng của trụ chữa cháy ngoài nhà

Cung cấp nước cứu hỏa khi có cháy, nổ xảy ra ở những khu vực đông đúc dân cư, có nhiều cơ sở sản xuất hay là các tuyến đường có nguy cơ cháy, nổ cao.

Là nguồn dự trữ nguồn nước tốt và tiện lợi nhất khi không ở gần các hệ thống sông ngòi; nguồn tiếp nước trực tiếp và luôn sẵn sàng để sử dụng nếu có cháy ở cự ly gần.

Tham khảo thêm: Bảng báo giá trụ cứu hỏa

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động trụ chữa cháy ngoài nhà

Cấu tạo của trụ tiếp nước chữa cháy ngoài nhà

Trụ chữa cháy được chế tạo gang cầu cùng khả năng chịu lực và độ bền cao.

  • Trụ nổi bao gồm: nắp đậy bảo vệ, bạc ren, thân trụ, cánh van, lỗ xả nước đọng và van.
  • Trụ ngầm: tay van mở van trụ ngầm, van họng chờ, đầu nối họng chờ, thân cột và đầu nối với trụ ngầm.

Trụ chữa cháy hoạt động như thế nào?

Trụ cứu hỏa hoạt động ở trạng thái mở, người sử dụng cần mở nắp bảo vệ ra lắp với khớp nối, xoay đầu tay quay để nước chảy ra; hoặc có thể kết nối khớp của đường ống chuyên dụng dùng cho xe cứu hỏa để lấy nước.

Nước kết nối từ trụ đến hệ thống chữa cháy qua các họng cấp nước (bảo vệ bởi các nắp trụ cứu hỏa khi không có sự cố cháy).

Quy định về lắp đặt trụ nước chữa cháy

Trụ tiếp nước chữa cháy phải làm việc ở tư thế thẳng đứng. Những yêu cầu về lắp đặt, khoảng cách và thời gian bảo dưỡng theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

Trụ cấp nước chữa cháy lắp đặt ngay trên vỉa hè hay cạnh đường giao thông, khoảng cách tối thiểu giữa trụ và trường của các tòa nhà, cơ sở không dưới 5m và cách mép vỉa hè dưới 2,5m.

Nếu không thể lắp trụ trên vỉa hè, trụ được phép lắp ngầm dưới lòng đường tuy nhiên phải đảm bảo hố trụ cách các công trình ngầm ít nhất 0.5m. 

Khi lắp trụ cấp nước được lắp nổi trên vỉa hè thì họng lớn phải quay ra phía lòng đường và khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh trụ là 700m. 

Trụ ngầm được lắp đặt trong các hố trụ, hố có đáy vuông có kích thước cạnh là 1.200m và nắp đậy cũng có hình vuông hoặc tròn.

Lưu ý: Đối với những trường hợp trụ ngầm đặt dưới lòng đất thì nắp đậy của hố trụ phải chịu được trọng tải lên tới 20 tấn từ xe cộ. 

Tiêu chuẩn đối với trụ chữa cháy ngoài nhà

  • Chế tạo luôn theo tiêu chuẩn TCVN 6379-1998.
  • Trụ nước có kết cấu và kích thước tương tự, phải được chấp thuận của cơ quan PCCC.
  • Áp suất của trụ không dưới 1,5 Mpa.
  • Van của trụ và cơ cấu chuyển động của van phải chịu được tải trọng dọc trục từ 3.104N trở lên. 
  • Lượng nước đọng lại trong trụ không vượt quá 50cm3
  • Lỗ xả nước đọng phải có đường kính không nhỏ hơn 8mm; đầu ra của lỗ xả là ren ống hình trụ (TCVN 4681-1989).
  • Ren ngoài của khớp nối với cột nước của trụ ngầm có hình trụ, dung sai 8g (TCVN 1917-1993)
  • Ren trục van có hình thang
  • Họng chờ của trụ nổi khít với đầu nối loại DR2-125 (M150x6). Họng lớn và đầu nối loại ĐT.1-77. Họng nhỏ sẽ theo TCVN 5739-1993
  • Mối ghép ren giữa phần cánh van - thân van là 7H/8g ( TCVN 1917-1993).
  • Thân, van của trụ phải chế tạo từ vật liệu có cơ tính cũng như có tính chống ăn mòn không nhỏ hơn gang xám GX 15-32.
  • Kết cấu, cách cố định trục van phải đảm bảo độ chắc chắn 
  • Vòng đệm của van được tạo ra bằng cao su chịu nhiệt, chịu lạnh, chịu mài mòn. Có độ cứng cao và khả năng chịu được môi trường ăn mòn. 
  • Toàn bộ nắp bảo vệ trục van ở đầu trụ nổi phải được sơn màu cam hoặc vàng phản quang.
  • Nắp đậy trụ ngầm phải là kiểu lật và nắp đậy của họng nước và trục van của trụ nổi phải mở bằng chìa khóa 5 cạnh Z22.
Xem thêm: Trụ nước cứu hỏa

Các tin bài khác

Đối tác chiến lược